Bảo tồn Rừng_mưa_nhiệt_đới

Các mối đe dọa

Sự phá rừng

Khai thác mỏ quặng
Mỏ Ok Tedi ở Tây Nam Papua New Guinea

Các mỏ quặng kim loại quý hiếm (vàng, bạc, coltan) và nhiên liệu hóa thạch (dầukhí thiên nhiên) xuất hiện bên dưới rừng mưa trên toàn cầu. Những nguồn tài nguyên này rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và việc khai thác chùng thường ưu tiên để khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Khai thác mỏ quặng có thể cần mở rộng đất rất lớn, trực tiếp gây ra sự phá rừng. Tại Ghana, một quốc gia ở Tây Phi, sự phá rừng vì hoạt động khai thác mỏ quặng trong hàng thập kỷ đã phá hủy và chỉ còn để lại khoảng 12% diện tích rừng mưa nguyên sinh.[46]

Chuyển hóa thành đất nông nghiệp

Với sự phát triển của nông nghiệp, con người đã có thể dọn quang các mảng rừng mưa để sản xuất mùa màng, chuyển thành đất nông trại mở. Tuy nhiên, những người này vẫn tìm thực phẩm từ các mảnh đất trồng trong rừng là chính,[30][47] săn bắn và nuôi gia súc trong rừng để bổ sung thêm. Vấn đề phát sinh là nhu cầu của những người nông dân độc lập cần nuôi sống gia đình và những nhu cầu của cả thế giới. Chuyện này vẫn chưa tiến triển mấy vì không có kế hoạch nào được đề ra nhằm hỗ trợ các bên.[48]

Làm nông trên đất đã từng là rừng trước đó cũng không phải là không có khó khăn. Các loại đất rừng mưa thường mỏng và dễ bị rửa trôi đi nhiều loại khoáng chất, và những cơn mưa lớn có thể nhanh chóng làm trôi đi từ những vùng mà được dọn quang để trồng trọt. Những bộ tộc chẳng hạn Yanomamo ở Amazon tận dụng phương pháp chặt-và-đốt nhằm vượt qua giới hạn này và giúp họ tiến sâu hơn vào những chỗ mà trước đó là môi trường rừng mưa. Tuy nhiên, họ không phải là những người sống trong rừng mưa,[30][47] mà thường sống trên đất trồng lấn vào rừng mưa. Khoảng 90% khẩu phần ăn tiêu biểu của người Yanomamo là từ các cây trồng được.[47]

Một số hoạt động đã được thực hiện bằng cách để đất trống cho rừng thứ cấp phát triển và phục hồi đất.[49] Những hoạt động có lợi như phục hồi đất và bảo tồn có thể có ích cho những nông dân và cho phép sản xuất tốt hơn trên các mảnh đất trồng nhỏ.

Biến đổi khí hậu

Các vùng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cacbon điôxít khí quyển. Các vùng nhiệt đới (nổi bật nhất là rừng mưa Amazon) được gọi là các “bồn chứa cacbon”. Vì là tác nhân làm giảm cacbon và là nơi trữ cacbon, khí metan từ đất, nên khi rừng bị phá hủy sẽ làm tăng sự giữ bức xạ năng lượng trên trái đất và các loại khí ở khí quyển. Sự thay đổi khí hậu tăng lên đáng kể là do sự hủy diệt các khu rừng mưa. Một sự mô phỏng đã được thực hiện khi mà toàn bộ rừng mưa ở châu Phi bị xóa sạch. Kết quả là nhiệt độ khí quyển tăng lên từ 2.5 đến 5 độ C.[50]

Bảo vệ

Các nỗ lực nhằm bảo vệ và bảo tồn môi trường sống trong rừng mưa nhiệt đới rất đa dạng và lan rộng nhanh. Việc bảo tồn rừng mưa nhiệt đới bao gồm từ việc bảo tồn môi trường sống chặt chẽ đến việc tìm kiếm những phương pháp quản lý hiệu qua cho những người sống trong các rừng mưa nhiệt đới. Chính sách thế giới cũng đưa vào một chương trình hỗ trợ thị trường gọi là “Reducing Emissions from Deforestation và Forest Degradation” (REDD) cho các công ty và chính quyền để giảm lượng cacbon thải ra thông qua sự đầu tư tài chính và việc bảo tồn rừng mưa.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rừng_mưa_nhiệt_đới http://www.policyalternatives.ca/publications/moni... http://en.xtbg.ac.cn/ns/es/201009/P020100910328944... http://www.huffingtonpost.com/2012/06/06/brazils-i... http://www.mongabay.com/ http://ngm.nationalgeographic.com/2013/02/venom/ho... http://passporttoknowledge.com/rainforest/main.htm... http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSN1... http://www.sciencedaily.com/releases/2005/12/05120... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.theguardian.com/world/2012/apr/22/brazi...